Tìm kiếm tin tức

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 !

Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.098.682
Truy cập hiện tại 238
Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế sẽ là đơn vị tiên phong trong việc phục hưng và quảng bá thương hiệu Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam.
Ngày cập nhật 24/08/2020

Để phục hưng các giá trị văn hóa truyền thống đối với trang phục áo dài, tiếp tục bảo vệ và tôn vinh các giá trị di sản áo dài Huế nói riêng, Việt Nam nói chung; từng bước xây dựng hình ảnh, thương hiệu áo dài Huế, đưa áo dài trở thành sản phẩm văn hóa du lịch đặc sắc, và để cố đô Huế thực sự trở thành kinh đô của áo dài Việt Nam, đồng thời góp phần thực hiện tốt kế hoạch Ngày hội áo dài thuộc Đề án “Ngày hội Áo dài” sau khi khống chế được dịch bệnh COVID-19.

Thông tin về nội dung này, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết: Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, chiếc áo dài vẫn luôn được coi là trang phục truyền thống không thể thiếu của mỗi người dân xứ Huế từ xưa cho đến nay. Nếu đối với nữ, chiếc áo dài là trang phục tôn vinh vẻ kín đáo, dịu dàng làm toát lên nét duyên dáng, thanh lịch của người con gái Huế, thì áo dài nam lại là trang phục mang nét trang trọng, lịch lãm, góp phần tạo nên tâm hồn, tính cách của người đàn ông. Bên cạnh đó, áo dài còn thể hiện những giá trị đặc sắc về đạo đức, thẩm mỹ, là một di sản sống động, sản phẩm du lịch độc đáo của mảnh đất Cố đô Huế cần được bảo vệ và phát huy giá trị trong bối cảnh đương đại.

Ngày 8/7/2020, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam”. Tại Hội thảo, các nhân sĩ, trí thức, nhà nghiên cứu, các nghệ nhân, nhà thiết kế - may mặc đã trao đổi, thảo luận, góp ý mang tính lý luận và khoa học cao nhằm hướng đến xây dựng thương hiệu “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam”, đưa Áo dài đến gần hơn trong cộng đồng, đồng thời tạo tiền đề để các ngành chức năng xây dựng hồ sơ công nhận Áo dài truyền thống Huế là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; tiến tới đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Cũng trong dịp này, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ hành hương về lăng mộ chúa Nguyễn Phúc Khoát vào dịp húy kỵ của Ngài (nhằm ngày 20/5 âm lịch), và tỉnh chủ trương đây sẽ là hoạt động được tổ chức thường niên.

Những hoạt động trên là một phần của Đề án “Ngày hội áo dài” mà Sở Văn hóa và Thể thao đang tích cực triển khai. Đây là đề án có mục tiêu phục hưng các giá trị văn hóa truyền thống đối với trang phục áo dài, đồng thời bảo vệ và tôn vinh các giá trị di sản áo dài Huế nói riêng, Việt Nam nói chung. Trong năm 2020, mặc dù kỳ festival văn hóa định kỳ không được tổ chức do dịch bệnh covid, nhưng Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế vẫn được tỉnh giao cho tiếp tục triển khai đề án trên để ngay sau khi khống chế được dịch bệnh sẽ tổ chức các hoạt động của Ngày Hội Áo Dài. Theo kế hoạch, đây sẽ là một chuỗi các hoạt động đặc sắc với các chủ đề khác nhau được thể hiện bằng ngôn ngữ của thời trang, âm nhạc kết hợp với những loại hình nghệ thuật, trình diễn trong trong đời sống sinh hoạt thường nhật và cả trong các lễ hội của cộng đồng dân cư… Thông qua các hoạt động đó để từng bước xây dựng hình ảnh, thương hiệu áo dài Huế, đưa áo dài trở thành sản phẩm văn hóa du lịch đặc sắc, và để cố đô Huế thực sự trở thành kinh đô của áo dài Việt Nam.

Có thể nói, cuộc sống ngày càng phát triển và luôn đổi thay từng ngày. Dù nhu cầu và phong cách thời trang thay đổi theo con người của thời đại, nhưng chiếc áo dài vẫn sẽ là trang phục truyền thống tượng trưng cho người phụ nữ Huế nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung mà không có một trang phục nào khác trong tương lai có thể thay thế được. Hình ảnh người phụ nữ xứ Huế duyên dáng.

svhtt.thuathienhue.gov.vn (MH)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

.
.