Tìm kiếm tin tức

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 !

Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.093.061
Truy cập hiện tại 167
Làm phim từ tác phẩm văn học kinh điển: Thuận lợi đi cùng áp lực
Ngày cập nhật 09/07/2020

Làm những bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học kinh điển cũng là một hướng đi của điện ảnh Việt Nam; trong năm 2020, theo kế hoạch, có đến 4 tác phẩm được chuyển thể, gồm: Kiều, Trạng Tí, Cậu Vàng và Số Đỏ… Vậy các nhà làm phim phải khai thác ra sao với “tài nguyên khổng lồ” này, để không bị lãng phí?

Tác phẩm "Kiều" của Đạo diễn Mai Thu Huyền đang nhận được sự quan tâm của khán giả

Điện ảnh Việt Nam đã có một số bộ phim nổi tiếng được chuyển thể từ tác phẩm văn học như Vợ chồng A Phủ, Chị Dậu... hay gần đây là Cô gái đến từ hôm qua, Đảo của dân ngụ cư... đều nhận được phản hồi tốt từ khán giả. Đặc biệt, cú hích từ Mắt biếc của Victor Vũ đạt gần 200 tỉ đồng doanh thu - như càng củng cố niềm tin cho các nhà sản xuất lấn sân vào địa hạt này. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, họ cũng gặp không ít áp lực từ bối cảnh, nhân vật và phục trang…

Nhiều thuận lợi cho việc “nhận dạng thương hiệu”

Các tác phẩm văn học kinh điển như Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng hay Truyện Kiều của Nguyễn Du... đã quá nổi tiếng, với người Việt. Chính vì thế, vẻ như, các nhà làm phim có thể dễ dàng tạo được thương hiệu, “gặt hái được thành công” từ độ nổi tiếng của các tác phẩm này.

Dự án làm phim Số Đỏ của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh được kỳ vọng, vì cách đây 3 năm, anh đã thành công với cô gái đến từ hôm qua của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Trong khi đó Kiều do đạo diễn Phi Tiến Sơn chuyển thể từ tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, do Mai Thu Huyền chịu trách nhiệm sản xuất, dự kiến ra mắt vào tháng 11.2020 nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất của Nguyễn Du.  Phim Cậu Vàng được chuyển thể từ truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao  là dự án điện ảnh đặc biệt - khi lần đầu một chú chó sẽ đảm nhận vai chính trong phim Việt.

Phim chuyển thể từ tác phẩm văn học là chuyện không còn mới, từ vài chục năm trước, nhiều tác phẩm đã ra đời, chính vì thế các nhà làm phim có hướng tiếp cận dễ dàng. Bên cạnh đó, các tác phẩm như này rất dễ thu hút khán giả bởi tò mò với câu hỏi: “Liệu các nhà làm phim sẽ đưa nội dung gì lên màn ảnh, diễn viên có đảm nhận được nhân vật mà họ yêu thích?”.  

Trò chuyện cùng Báo Lao Động, nhà sản xuất phim Kiều - Mai Thu Huyền - cho biết: “Văn học Việt Nam có rất nhiều tác phẩm hay, ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Vậy tại sao trong tình hình thiếu vắng ý tưởng kịch bản như hiện nay, thay vì remake lại những bộ phim của nước ngoài, chúng ta không chuyển thể đưa các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam lên phim để dễ dàng tiếp cận hơn với giới trẻ và bảo lưu được những giá trị văn hoá truyền thống?”.

Một dạng tài nguyên khó khai thác?

Song song với thuận lợi, việc chuyển thể từ các tác phẩm văn học kinh điển đặt ra cho nhà làm phim nhiều thách thức về mặt bối cảnh lịch sử lẫn phục trang, diễn xuất...

Truyện Kiều lấy bối cảnh vào đầu thế kỷ XIX. Số Đỏ tái hiện xã hội Việt Nam thời kỳ 1930-1945, còn Lão Hạc kể về cuộc sống người nông dân trước năm 1945. Nếu có sai sót về bối cảnh liên quan đến xã hội, lịch sử thì rất dễ bị phản ứng. Bên cạnh đó, những tác phẩm này đều phải dựng bối cảnh xưa nên đoàn làm phim gặp không ít khó khăn. Trong đó, khâu tạo hình nhân vật cũng là một áp lực, khi mà những hình tượng như Thúy Kiều hay Xuân Tóc Đỏ… đã quá kinh điển nên việc làm tròn và lột tả được nét đẹp, tính cách của nhân vật là rất khó.

Vậy nên, dù có lợi thế về truyền thông, nhưng phim chuyển thể từ tác phẩm văn học phải có kịch bản chuyển thể tốt, nếu không đây sẽ là con dao 2 lưỡi với nhà làm phim. Về yếu tố sáng tạo trong những phim chuyển thể từ văn học, nhà sản xuất không thể bê nguyên xi nguyên tác lên màn ảnh rộng, nhưng cũng không được phép lồng ghép vào đó những chi tiết hư cấu hay biến thể. Cái khó nữa, đối tượng người xem chính tại rạp là giới trẻ, muốn thu hút thì phim dẫu làm về thời xưa vẫn phải mang màu sắc, hơi thở hiện đại để hợp thời đại. Chính vì áp lực này mà ngay từ khi công bố dự án, một số tác phẩm đã khiến khán giả nghi ngờ rồi vấp phải phản ứng, tranh cãi. Điển hình là Cậu Vàng trong Lão Hạc của nhà văn Nam Cao nổi tiếng là chú chó nhà nghèo, bị bán đi một cách thương tâm. Từ lâu, hình tượng Cậu Vàng nghèo khổ, đói khát đã ăn sâu trong lòng khán giả. Nhưng việc đoàn làm phim chọn chú chó Shiba có ngoại hình mập mạp và không thuần Việt khiến tranh cãi ầm ỹ xảy ra...  

Nói về câu chuyện áp lực khi khai thác các tác phẩm văn học kinh điển, nhà sản xuất Mai Thu Huyền trăn trở: “Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là một tác phẩm văn học kinh điển mà bất cứ người Việt Nam nào cũng biết nên chắc chắn rất áp lực và cảm thấy khá liều lĩnh khi quyết định chuyển thể tác phẩm này đưa lên màn ảnh rộng. Thời lượng trung bình của 1 phim điện ảnh chỉ có 90 phút nên không thể mô tả chi tiết suốt quãng đời 15 năm lưu lạc của Thuý Kiều với số lượng nhân vật rất lớn như trong truyện, vì vậy chúng tôi chỉ chọn một giai đoạn mà theo đánh giá của tôi và êkíp là hấp dẫn nhất để đưa lên phim. Ngoài ra, đối tượng khán giả chính đến rạp xem phim hiện nay là giới trẻ nên phải lựa chọn cách tiếp cận mới, sáng tạo để phù hợp với thị hiếu của khán giả ngày nay. Hiện tại, tôi và êkíp đang dốc sức bấm máy phim tại các tỉnh, thành như: Huế, Cao Bằng, Quảng Trị, Quảng Bình, Phú Thọ và hy vọng được khán giả đón nhận”.

Cần phải sòng phẳng: Cho dù có lợi thế về truyền thông, nhưng phim chuyển thể từ tác phẩm văn học phải có kịch bản chuyển thể tốt, nếu không, sẽ là con dao 2 lưỡi với nhà làm phim...

Nguồn: baovannghe.com.vn (NN)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

.
.