Tìm kiếm tin tức

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 !

Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.060.201
Truy cập hiện tại 130
Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Chí Diểu - Người chiến sĩ cộng sản suốt một đời vì nước, vì dân
Ngày cập nhật 18/12/2018
Đồng chí Nguyễn Chí Diểu

Thừa Thiên Huế là vùng đất giàu truyền thống lịch sử lâu đời, nơi sản sinh ra nhiều chiến sĩ cộng sản tài năng có nhiều đóng góp to lớn cho cách mạng Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân tưởng nhớ và tôn vinh, trong đó không thể không nhắc tới nhà cách mạng Nguyễn Chí Diểu - một người yêu nước, một chiến sỹ cộng sản thuộc thế hệ đầu tiên của Đảng, trí tuệ, lòng kiên trung, bất khuất, trọn đời chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập tự do của dân tộc. 

Nguyễn Chí Diểu (1908-1939), có tên gọi khác là Nguyễn Văn Trọng, quê làng Thanh Tiên, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông thuộc lớp đảng viên thời kỳ dựng Đảng, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, có quá trình hoạt động liên tục, nhất quán từ khi tham gia cách mạng đến khi qua đời. Huế là nơi tập trung đông đảo các nhà tri thức yêu nước và cách mạng, luôn sẳn sàng đấu tranh cho độc lập dân tộc và những quyền lợi thiết thực của nhân dân. Chính trong môi trường đó, ý thức chính trị và giác ngộ cách mạng của Nguyễn Chí Diễu diễn biến mạng mẽ, từ khi 17 tuổi, là học sinh trường Quốc học Huế,  Nguyễn Chí Diểu đã bắt đầu tham gia các hoạt động yêu nước, sôi nổi và oanh liệt, bất chấp sự khủng bố, đàn áp của kẻ thù. 
Sự kiện tháng 4/1927, ông cùng học sinh Quốc học Huế tham gia tổ chức bài khóa đòi thả cụ Phan Bội Châu, để tang Phan Châu Trinh nên bị thực dân Pháp tìm cách đuổi học. Ông gia nhập Đảng Tân Việt - một tổ chức chính trị yêu nước ở miền Trung, đồng thời cũng tiếp thu tư tưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Cuối năm 1929, ông và bộ phận cánh tả của Tân Việt ra Tuyên cáo thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, sau đó khi tổ chức này gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được Đảng phân công từ Huế vào Nam Kỳ hoạt động và làm Bí thư tỉnh ủy Gia Định. Tháng 10/1930,  Nguyễn Chí Diểu bị chính quyền Pháp ở Nam Kỳ bắt giam, tra tấn dã man và bị kết án tù khổ sai chung thân,  đày ra Côn Đảo. Trong thời gian lao tù, ông vẫn giữ vững khí tiết người chiến sĩ cộng sản, tiếp tục hoạt động cách mạng, biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, tổ chức cho anh em học tập lý luận chính trị, lãnh đạo anh em tù nhân đấu tranh với cai ngục, đòi cải thiện chế độ nhà tù, đấu tranh trong mọi hoàn cảnh để giữ vững ý chí chiến đấu với niềm tin mãnh liệt vào thắng lợi của cách mạng, vào tiền đồ vẻ vang của Đảng.  
Sau 6 năm trong tù, trở về Huế trong bối cảnh tình hình đang có những thuận lợi cho cách mạng, đồng chí sớm nắm bắt chủ trương của Trung ương, tích cực tham gia chỉ đạo phong trào cách mạng. Với bản lĩnh, tài năng và trí tuệ, đồng chí đã góp phần quan trọng đưa phong trào cách mạng ở Huế bước qua những khó khăn, thách thức trong giai đoạn đầu, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Trung ương (7/1936), l ãnh đạo phong trào đấu tranh hợp pháp và nửa hợp pháp,  kết hợp chặt chẽ với hoạt động bí mật bất hợp pháp trong những năm 1936 - 1939. Đây là thời kỳ vận động quần chúng sôi nổi chưa từng có dưới thời Pháp thống trị với hình thức phong phú, sôi nổi và linh hoạt. Qua phong trào này đã tập hợp, giác ngộ và định hướng cho lực lượng quần chúng, chuẩn bị một bước cho cuộc vận động giải phóng dân tộc (1940 - 1945) và cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Huế - trung tâm đầu não của chế độ phong kiến cả nước.
Nguyễn Chí Diểu là chiến sĩ cách mạng lớp đầu tiên của Đảng, có đóng góp to lớn trong vai trò là người trực tiếp và bí mật tạo nguồn cho tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng tại Huế; tham gia sáng lập Đông Dương cộng sản Liên đoàn và trực tiếp kêu gọi hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam; người đã kiên cường, anh dũng đấu tranh không mệt mỏi vì sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương.
Với những đóng góp quan trọng và có hiệu quả cho phong trào cách mạng ở Huế, đồng chí Nguyễn Chí Diểu đã sớm được Trung ương tin tưởng giao những trọng trách quan trọng như Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ. Dù ở trên cương vị nào, hoàn cảnh nào, Nguyễn Chí Diểu vẫn luôn giữ vững ý chí sắc son và lòng trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng, giải phóng dân tộc. Nguyễn Chí Diểu đã dồn hết tâm lực và luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Có thể khẳng định rằng, đồng chí Nguyễn Chí Diểu là một trong những nhà lãnh đạo tài năng, quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam, là Ủy viên Thường vụ Trung ương từ Hội nghị mở rộng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ tháng 9-1937. Song, do bệnh nặng trong thời gian ngục tù tại Côn Đảo, sức khỏe Nguyễn Chí Diểu suy giảm nhanh chóng đồng chí mất vào một ngày giữa tháng 9-1939, để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng các chiến sĩ cách mạng, đồng chí, đồng đội và nhân dân.
Dù ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, đồng chí  là một đảng viên cộng sản kiên trung, bất khuất, suốt đời phấn đấu vì lý tưởng cách mạng của Đảng và dân tộc. Tấm gương dũng cảm, kiên trung, năng động, sáng tạo của Nguyễn Chí Diểu trở thành biểu tượng và là động lực to lớn khích lệ đồng chí, đồng đội tiếp tục cống hiến và chiến đấu cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Cuộc đời tuy ngắn ngủi với 31 năm, thì có tới 1/3 chặng đường hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Chí Diểu đã được Đảng giao nhiều trọng trách và có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Đồng chí là biểu tượng sáng ngời của tấm gương người chiến sĩ cách mạng năng động và sáng tạo. Nhân cách cao đẹp của ông có ý nghĩa to lớn đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay; là tấm gương cho Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế nỗ lực phấn đấu, quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. 
Hằng Nguyễn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

.
.