Tìm kiếm tin tức

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 !

Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.104.920
Truy cập hiện tại 64
Hội nghị tổng kết phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" giai đoạn 2000 - 2018
Ngày cập nhật 01/10/2018

Xây dựng đời sống văn hóa là việc làm của toàn dân, là nhiệm vụ toàn diện và lâu dài, phải huy động được sức mạnh tổng hợp trong triển khai thực hiện.

18 năm qua, Phong trào đã thực sự trở thành cuộc vận động văn hóa lớn

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, 18 năm qua, phong trào đã thực sự trở thành cuộc vận động văn hóa lớn, nhận được sự hưởng ứng và tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân. Đây là sợi dây gắn kết các phong trào thi đua, các cuộc vận động trên toàn quốc. Năm 2017, Phong trào đã công nhận hơn 19 triệu gia đình văn hóa. Cả nước đã có trên 1,2 triệu tấm gương người tốt, việc tốt; đã công nhận hơn 69.000 làng, thôn, ấp, bản, buôn, tổ dân phố văn hóa; đã có gần 3.500 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 38,9%), 55 đơn vị cấp huyện được công nhận huyện nông thôn mới. Theo Thủ tướng, đây có thể coi là những hạt nhân, điểm sáng cần tiếp tục được nhân rộng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị

Thủ tướng cũng bày tỏ vui mừng vì qua Phong trào, đã xây dựng được đội ngũ cán bộ từ Trung ương đến cơ sở tâm huyết, trách nhiệm để đưa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng đời sống văn hóa đi vào thực tiễn. Thủ tướng đặc biệt đánh giá cao những cá nhân, nghệ sỹ, trưởng tộc, nhiều gia đình, dòng họ trưởng thôn, trưởng bản... có nhiều đóng góp cho Phong trào. Đề cập đến văn bản quản lý nhà nước, trước đó, Thủ tướng đã ban hành Nghị định 122 ngày 17/9/2018 quy định về xét tặng danh hiệu gia đình văn hoá, làng, thôn, ấp, bản, tổ dân dân phố văn hoá. Đây là văn bản quan trọng nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng văn hóa trong thời gian tới.

Hội nghị tổng kết phong trào Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá” giai đoạn 2000-2018 không những là dịp tổng kết những kinh nghiệm, những điển hình trong các địa phương, cơ quan, nông thôn, công nhân, doanh nghiệp, viên chức, dòng họ mà còn định hướng, phổ biến Nghị định mới về xét tặng danh hiệu gia đình văn hóa, làng, thôn, ấp, bản, tổ dân dân phố văn hoá , đồng thời đưa ra những giải pháp để phong trào được triển khai đạt kết quả và thiết thực trong giai đoạn tiếp theo.  

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả

Bên cạnh kết quả đã đạt được của Phong trào trong giai đoạn 2000 - 2018, Thủ tướng cho rằng vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế. Trước hết là vấn đề nhận thức, đặc biệt là trong nhận thức nhiều nơi còn cho rằng việc thực hiện phong trào là trách nhiệm của riêng ngành văn hóa, chứ không phải là của các cấp, các ngành, của cộng đồng, của toàn dân… Chất lượng danh hiệu văn hóa chưa cao, chưa đồng đều giữa các vùng miền và kết quả chưa thực sự bền vững. Ví dụ, không ít gia đình tuy được công nhận là gia đình văn hóa nhưng chưa phát huy được yếu tố văn hóa và giá trị cao đẹp của gia đình trong cuộc sống.

 
Toàn cảnh Hội nghị
 
Thủ tướng cho rằng bên cạnh việc quan tâm đến phát triển kinh tế thì cũng cần quan tâm vấn đề văn hóa. Phải xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho văn hóa thật sự là động lực, nền tảng tinh thần của xã hội; chăm lo bồi dưỡng, phát triển con người Việt Nam đủ tự tin, đủ bản lĩnh và năng lực hội nhập thế giới, đủ sức đề kháng với mặt phản văn hóa trong toàn cầu hóa. Theo Thủ tướng, phải xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở cả cấp độ quốc gia, địa phương, cơ sở, trong từng cộng đồng dân cư và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cần tôn vinh, đề cao những phẩm chất tốt đẹp, cao thượng, nhân văn. Cần đấu tranh phê phán, chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực, trái đạo lý. Xây dựng đời sống văn hóa là việc làm của toàn dân, là nhiệm vụ toàn diện và lâu dài, phải huy động được sức mạnh tổng hợp trong triển khai thực hiện.

Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cần xây dựng kế hoạch phối hợp các bộ, ngành Trung ương và địa phương triển khai thực hiện toàn diện các nội dung của phong trào. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả, bám sát thực tiễn, có trọng tâm, trọng điểm. Bên cạnh đó, phải thực hiện nghiêm túc, khách quan, công bằng việc bình xét và công nhận các danh hiệu văn hóa theo đúng quy định để nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa. Phát huy tốt vai trò giám sát, phản biện của các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, hỗ trợ đóng góp cho Phong trào, phổ biến, nhân rộng các điển hình tiên tiến và phát huy hiệu quả các danh hiệu văn hóa. Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền các cấp dành nguồn lực và thời gian cho việc xây dựng và phát triển phong trào cũng như giữ gìn, xây dựng nền văn hóa nói chung trong thời gian tới.

Nhung Nguyễn (Theo Cinet.vn)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

.
.