Tìm kiếm tin tức

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 !

Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.106.048
Truy cập hiện tại 27
Lễ kỷ niệm 15 năm đào tạo và quản lý lưu học sinh Lào tại trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 17/10/2017

Sáng ngày 14/10, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Lễ kỷ niệm 15 năm đào tạo và quản lý lưu học sinh Lào (2002 - 2017). Đến dự buổi Lễ có Đ/c Nguyễn Thái Sơn, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Đ/c Nguyễn Dung, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;  cùng đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan; đại diện Nước bạn Lào đến dự Lễ có ông In Tha Vông Pha Chanh, Phó tổng lãnh sự nước CHDCND Lào tại Đà Nẵng cùng đại diện lãnh đạo của các tỉnh miền Trung, Nam Lào và các Sở, ban, ngành liên quan.

Năm 2002, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho Trường cao đẳng Sư phạm thực hiện Chương trình đào tạo lưu học sinh (LHS) Lào theo Hiệp định song phương giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và 7 tỉnh, thành phố của Lào.Theo Hiệp định, lưu học sinh đến Huế học tập phải có đủ trình độ và năng lực đáp ứng các yêu cầu chương trình đào tạo. Đối với các ngành học năng khiếu và đặc thù, các em cũng phải hội đủ các tố chất. Rào cản của lưu học sinh trước tiên là ngôn ngữ nên các em được đào tạo 1 năm tiếng Việt tại Trường CĐSP trước khi học chuyên ngành. Nói về chuyện học tiếng Việt của LHS, ông Quý cho rằng lưu học sinh có độ mẫn cảm ngôn ngữ Việt rất mạnh; nhiều em sau 3 tháng đã có thể giao tiếp tốt, 6 tháng đã có thể nghe bài giảng, hiểu thuật ngữ chuyên môn. Đó là một lợi thế trong đào tạo. Quy trình tiếp nhận lưu học sinh vào học chuyên ngành sau khi kết thúc chương trình đào tạo tiếng Việt cũng rất chặt chẽ. Chế độ học bổng đối với LHS được thực hiện theo quyết định của tỉnh. Tổng thời gian được cấp học bổng gồm 1 năm học tiếng Việt và tổng thời gian 1 khóa chuyên ngành của các hệ từ trung cấp đến sau đại học. Thời gian đào tạo thực hiện như đối với công dân Việt Nam. Các em được yêu cầu luôn có ý thức, giữ gìn và phát huy mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào. Đại học Huế và các trường cao đẳng, trung cấp đã tiếp nhận đào tạo nhiệt tình.
 
 
 
Theo Thầy giáo Hoàng Ngọc Quý, nguyên Hiệu trưởng Trường CĐSP Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Lào, LHS Lào ngoài học tập rất quan tâm tìm hiểu văn hóa Việt nói chung và văn hóa Huế nói riêng. Ngoài tạo điều kiện ăn ở, sinh hoạt, học tập và tham gia hoạt động giao lưu, văn hóa, văn nghệ, thể thao, từ thiện xã hội cùng với học sinh, sinh viên tại Huế, Trường CĐSP còn tổ chức các hoạt động hỗ trợ LHS phong phú và hiệu quả, tổ chức giao lưu giữa cán bộ, giảng viên và lưu học sinh Lào; xây dựng trang thông tin điện tử, các hội thi…
Những LHS Lào đều xúc động khi nhớ tới chương trình “nhận con nuôi” của các thầy cô giáo trường CĐSP để LHS có hơi ấm gia đình, nhất là trong những dịp tết, lễ; các cô cậu bé xa nhà đã có một mái ấm thật sự giữa lòng cố đô. Việc làm này được Tổng Lãnh sự quán Lào tại Đà Nẵng cảm động, coi đây là sáng kiến nhân văn trong chuỗi hoạt động vì LHS Lào tại Huế. Thực tế, chỉ có những người thầy quan tâm thực sự tới đời sống sinh viên, những đứa trẻ xa nhà, xa quê hương, coi các em như con cái mới có thể hiểu để chia sẻ và có cách làm này.
Trong một cuộc gặp gỡ song phương, ông Phuthoong Kham nanivong, Giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Salavan phát biểu: “Hầu hết các lưu học sinh sau khi được học tập tại Thừa Thiên Huế đã trở về và công tác rất tốt tại các địa phương của Lào”. Thành công của LHS Lào không dừng lại ở đó. Năm năm sau, đội ngũ này đã tăng gần gấp đôi so với 10 năm trước. Họ có mặt trong rất nhiều hoạt động chuyên môn như y tế, hải quan, chính quyền cấp tỉnh… Trong đó, có người đã trở thành thư ký Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào, có người làm việc tại Văn phòng Quốc hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng...
519 LHS trở về làm việc tại Lào (trong đó có 35 người tốt nghiệp cao học, 54 bác sĩ và 365 cử nhân…), kết quả cụ thể qua 15 năm hợp tác, được đánh giá là nguồn nhân lực chất lượng cao của nước bạn. Họ là minh chứng cho mối quan hệ hữu nghị bền chặt Việt Nam - LàoTừ năm 2002 cho đến nay, Trường Cao đẳng Sư phạm Huế đã tiếp nhận đào tạo Tiếng Việt và quản lý gần 1100 lưu học sinh. Ngoài hoạt động dạy học, hàng năm, Trường tổ chức nhiều hoạt động khác như nghiên cứu; tham quan thực tế; các hoạt động văn hóa văn nghệ; thể dục - thể thao góp phần xây dựng, vun đắp tình đoàn kết hữu nghị bền vững giữa hai dân tộc Việt - Lào.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung ghi nhận và đánh giá cao công tác đào tạo và quản lý lưu học sinh Lào của Trường Cao đẳng Sư phạm Huế trong 15 năm qua. Nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với các tỉnh Trung, Nam Lào nói chung và thúc đẩy quan hệ hợp tác trên lĩnh vực giáo dục, đào tạo nói riêng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các ban, ngành liên quan tiếp tục thúc đẩy hợp tác giữa các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên địa bàn với các cơ sở đào tạo của các tỉnh Trung, Nam Lào; tiếp tục cấp học bổng theo các thỏa thuận đã ký kết; xây dựng một số chương trình liên kết đào tạo Cử nhân và Thạc sĩ trong lĩnh vực y dược, kinh tế, nông lâm, các ngành khoa học tự nhiên và xã hội với Đại học Savanakhet, Đại học Champasak. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung mong muốn mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh bạn Lào mãi mãi vững bền và không ngừng phát triển.
Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng bằng khen cho 1 tập thể và 3 cá nhân Trường Cao đẳng Sư phạm Huế vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo và quản lý lưu học sin
Minh Huy
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

.
.