Tìm kiếm tin tức

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 !

Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.106.445
Truy cập hiện tại 68
Văn hóa là tài nguyên vô giá và vô tận
Ngày cập nhật 15/03/2017

Với ý nghĩa là một nguồn lực, văn hóa và di sản văn hóa đang trở thành một dạng tài nguyên vô giá và vô tận nếu biết gìn giữ và khai thác một cách khoa học. 

Văn hóa là nguồn lực phát triển

Ở Việt Nam văn hóa được xem là nền tảng của sự phát triển bền vững nhưng văn hóa lại chưa có vị trí tương xứng. Vì vậy, với kho tàng di sản văn hóa phong phú, là nguồn tài nguyên khổng lồ, nhưng việc khai thác chưa hiệu quả. GS.TSKH Vũ Minh Giang- Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho rằng, văn hóa luôn có sức hấp dẫn ở nhiều quốc gia và di sản không chỉ đem lại nguồn lợi không nhỏ trong tổng thu nhập mà còn có vai trò lớn trong việc quảng bá hình ảnh đất nước. Có những nước, nguồn thu từ du lịch chủ yếu từ sức hút của di sản và đóng góp đến 10% GDP hàng năm. 

GS.TSKH Vũ Minh Giang: Di sản không chỉ đem lại nguồn lợi không nhỏ trong tổng thu nhập mà còn có vai trò lớn trong việc quảng bá hình ảnh đất nước 

Theo GS.TSKH Vũ Minh Giang, văn hóa là nguồn tài nguyên dồi dào, đa dạng về loại hình và có giá trị cao trên nhiều phương diện. “Ở nhận thức tầm vĩ mô về phát triển bền vững, Việt Nam không thua kém các nước có trình độ phát triển cao trên thế giới, nhưng trong thực tế triển khai, chúng ta gặp phải không ít khó khăn và tình bền vững trong phát triển đang gặp nhiều thử thách. Đó là việc xử lý mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, giữa bảo tồn di sản và phát triển”- GS. TSKH Vũ Minh Giang nhận định.

Đồng quan điểm này, TS Nguyễn Thế Hùng- Cục trưởng Cục Di sản (Bộ VHTTDL) cho rằng, với gần 4 vạn di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh phân bố khắp trên cả nước, là những điểm du lịch có sức hấp dẫn, cùng với đó là hơn 59 nghìn di sản văn hóa phi vật thể, hệ thống di sản văn hóa có giá trị to lớn và là nguồn tài nguyên vô tận của đất nước.

TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, các loại hình Di sản Văn hóa thế giới của Huế đã được UNESCO công nhận, là nguồn lực có giá trị vô cùng to lớn để khai thác và phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Cụ thể, doanh thu từ nguồn bán vé tham quan di sản đạt hơn 262 tỷ đồng (năm 2016).

Để đạt được kết quả này, cũng là giải bài toán bảo tồn, phát triển, theo ông Phan Thanh Hải, Huế đã phát huy tối đa nguồn lực xã hội. Trong đó có nhiều cơ chế liên kết giữa các bên liên quan, khuyến khích nhiều hơn sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản, phát triển du lịch, khuyến khích sáng kiến trong lập kế hoạch và ra quyết định liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng với di sản. Ông Hải nhận định: “Quan điểm cơ bản cần quán triệt là tự nguyện, đồng thuận, tự do, bình đẳng và cùng có lợi. Đây là nền tảng để bảo tồn, phát huy giá trị di sản, để công tác bảo vệ di sản văn hóa trở thành sự nghiệp xuất phát từ cộng đồng và trở lại phục vụ cộng đồng”.

Cần một chiến lược

Theo GS. TSKH Vũ Minh Giang, đã đến lúc phải có một chiến lược để văn hóa có thể phát huy hiệu quả như một tài nguyên vô giá và vô tận. Theo đó, việc đầu tiên là phải tiến hành lượng định các di sản (lập hồ sơ, kiểm kê) để có chiến lược và phương thức bảo tồn và khai thác một cách khoa học. Cùng với đó là đào tạo nhân lực, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ về văn hóa. Việc thứ hai, cần có nguồn lực tài chính để thực hiện. Thứ ba là cơ chế dựa vào cộng đồng để bảo tồn và phát triển.

TS Nguyễn Thế Hùng: Hệ thống di sản văn hóa có giá trị to lớn và là nguồn tài nguyên vô tận của đất nước

TS Nguyễn Thế Hùng nêu 7 nội dung cần tập trung để bảo tồn di sản văn hóa với phát triển bền vững. Theo đó cần: Hoàn thiện hệ thống pháp luật gồm Luật về Di sản văn hóa và pháp luật liên quan đến sự đóng góp của tổ chức, cá nhân vào hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về di sản văn hóa; Nhận thức việc bảo tồn di sản văn hóa và phát triển bền vững có mối quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau; Gắn bảo tồn với phát huy và khai thác thông qua phát triển du lịch bền vững; Tiếp tục ban hành và thực hiện những chính sách đãi ngộ với nghệ nhân; Chú trọng công tác đào tạo cán bộ quản lý văn hóa và Bảo vệ di sản văn hóa gắn liền với bảo vệ môi trường. 

 TS Lê Thị Minh Lý: Phát triển bền vững trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, trước tiên phải vì mục tiêu chung là bảo vệ di sản.

Còn theo TS Lê Thị Minh Lý, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, phát triển bền vững trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, trước tiên phải vì mục tiêu chung là bảo vệ di sản văn hóa và phát triển bền vững hướng tới “phát triển xã hội toàn diện”, “phát triển kinh tế toàn diện”, “sự bền vững về môi trường”, “hòa bình và an ninh”.
 

Theo Cinet (MH)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

.
.