Tìm kiếm tin tức

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 !

Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.094.263
Truy cập hiện tại 13
Nâng cao chất lượng và hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
Ngày cập nhật 11/09/2015

 Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là chủ trương vô cùng quan trọng và có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

 Trong những năm qua, công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và quần chúng đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa thực sự vững chắc, chất lượng chưa cao, nhiều phong trào còn mang tính hình thức và mắc bệnh thành tích. Không những thế, ở các vùng sâu, vùng xa, cơ sở vật chất và hệ thống thiết chế văn hóa xã hội còn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động văn hóa còn mỏng và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, các chính sách đãi ngộ chưa  thỏa đáng, tiêu cực xã hội và tệ nạn xã hội ở cơ sở còn diễn biến phức tạp, chưa được ngăn chặn và xử lý kịp thời... Để có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là quá trình liên tục, lâu dài, đòi hỏi một quy trình lãnh đạo, quản lý đồng bộ, toàn diện, đề cao tính tự quản của nhân dân ở mỗi cộng đồng.

Trên thực tế, nhận thức của các tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng của việc xây dựng đời sống văn hóa chưa cao. Muốn thay đổi điều đó, lãnh đạo, chính quyền các cấp, ban, ngành chức năng, tổ chức đoàn thể cần quan tâm hơn nữa tới việc xây dựng chương trình hành động cụ thể, tuyên truyền tới đông đảo nhân dân về vị trí, vai trò của văn hóa, mối quan hệ gắn bó giữa kinh tế, văn hóa và chính trị đồng thời ý thức được rằng phát triển văn hóa là trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Ở các địa phương, môi trường tốt nhất để người dân tham gia phong trào văn hóa là các thiết chế văn hóa. Chính vì vậy cần thực hiện tốt công tác xã hội hóa trong xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hoá các cấp, thực hiện cơ chế "Nhà nước và nhân dân cùng làm", đề ra chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và hỗ trợ các hoạt động của các loại hình thiết chế văn hóa. Phát huy tính tự quản trong tổ chức và hoạt động của thiết chế văn hoá cơ sở, nhất là nhà văn hóa, thư viện, nhà thông tin, triển lãm; đôn đốc các thiết chế văn hoá khi có điều kiện chuyển đổi cơ chế hoạt động theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

Bên cạnh đó phải duy trì thường xuyên các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tổ chức các Hội thi văn hóa, văn nghệ, thể thao theo từng chủ đề tại nhà văn hóa, bảo tàng, thư viện… Khi hoạt động phong phú có hiệu quả sẽ thu hút được sự đóng góp của nhân dân, đồng thời các doanh nghiệp, các đoàn thể, đơn vị, cá nhân cũng sẵn sàng tài trợ để có kinh phí hoạt động. 

Về nguồn nhân lực, cần bổ sung những cán bộ điều hành có kiến thức, trình độ văn hóa đồng thời phải có khả năng tổ chức, tập hợp quần chúng gây dựng phong trào; tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa cơ sở, tương ứng với quy hoạch của thiết chế; mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ văn hóa - thông tin, thể thao và du lịch cho cán bộ xã, phường, thị trấn, làng thôn, ấp bản, khu phố tại huyện hoặc tỉnh; bổ sung hoàn thiện chế độ chính sách về lương, chế độ thù lao đối với đối tượng làm công tác văn hóa - thông tin cơ sở các lĩnh vực mang tính đặc thù (đội thông tin lưu động, đội chiếu bóng lưu động, công tác thông tin, cổ động những vùng đặc biệt khó khăn).

Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong công tác xây dựng đời sống văn hóa, chính quyền các cấp thường xuyên tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến, khắc phục những mặt yếu kém trong các hoạt động và phong trào liên quan đến công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc ở các cấp trong việc phối hợp lãnh đạo, tổ chức, vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Với sự đoàn kết phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, thực hiện đồng bộ các giải pháp trên chính là tạo động lực thúc đẩy để phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tại các địa phương vượt lên, phát triển bền vững và ngày càng nâng cao chất lượng. 

MinhHuy
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

.
.