Tìm kiếm tin tức

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 !

Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.112.534
Truy cập hiện tại 824
Bác Hồ - Người khơi nguồn Báo chí Cách mạng Việt Nam
Ngày cập nhật 19/06/2015
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà báo (năm 1960)

Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã học cách viết báo, làm báo. Với Bác, báo chí phục vụ mục đích trong sáng và cao cả của Đảng, của sự nghiệp cách mạng, là công cụ để tuyên truyền khơi dậy tinh thần yêu nước của nhân dân ta, biểu dương những cái tốt, người tốt, việc tốt, ngăn chặn và đẩy lùi cái xấu, cái tiêu cực. 

 Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một chiến sỹ cách mạng lỗi lạc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam mà còn là một cây bút xuất sắc, một nhà báo lớn, Người khai sinh nền báo chí Cách mạng Việt Nam.

 
Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã học cách viết báo, làm báo. Với Bác, báo chí phục vụ mục đích trong sáng và cao cả của Đảng, của sự nghiệp cách mạng, là công cụ để tuyên truyền khơi dậy tinh thần yêu nước của nhân dân ta, biểu dương những cái tốt, người tốt, việc tốt, ngăn chặn và đẩy lùi cái xấu, cái tiêu cực.
 
Hồ Chí Minh là biểu tượng của báo chí Cách mạng, phụng sự sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân và của dân tộc. Bác làm báo không chú ý đến tên tuổi và sự nghiệp mà chỉ quan tâm đến cái đích thiêng liêng đó. Bác là nhà báo với ý nghĩa chân chính nhất của nghề báo
 
Bài viết đầu tiên được đăng tải trên báo chí Pháp của Người giống như một mũi tên bắn chính diện vào kẻ thù ngay trên đất nước của bọn chúng, đó là bài “Yêu sách của nhân dân Việt Nam” được gửi đến hội nghị Versailles (Véc xây) năm 1919; vạch trần bản chất bóc lột, vô nhân đạo của bọn thực dân qua bài “Tâm địa thực dân”…
 
Chính vì mục đích đó, năm 1922, tại Pháp, Bác đã tham gia sáng lập tờ báo “Le Paria” (Người cùng khổ) và được coi là “linh hồn” của tờ báo, Người vừa làm chủ bút, chủ biên, giữ quỹ, phát hành và bán báo. Với báo “Người cùng khổ”, bằng ngòi bút sắc sảo, Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần tội ác của bọn xâm lược tại các thuộc địa để cho nhân dân Pháp và nhân dân thế giới thấy rõ và ủng hộ cho cuộc đấu tranh chính nghĩa đòi quyền sống, quyền con người, quyền dân tộc của các dân tộc thuộc địa.
 
Năm 1924, Người sáng lập báo “Quốc tế nông dân”. Đặc biệt, đến năm 1925, tờ báo “Thanh niên” - cơ quan ngôn luận của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội ra số đầu tiên ngày 21/6/1925 là điểm mốc đáng nhớ, đánh dấu sự ra đời của nền báo chí Cách mạng Việt Nam, tiền thân của dòng báo chí vô sản sau này. Nguyễn Ái Quốc đã dùng tờ báo làm công cụ tuyên truyền con đường cách mạng giải phóng dân tộc, để tập hợp và giác ngộ quần chúng, chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
 
Nhận thức rõ tầm quan trọng của báo chí đối với sự nghiệp cách mạng, Bác rất cẩn trọng trong từng câu chữ, ý tứ, nội dung các bài báo mình viết. Bác luôn quan niệm phải viết sao cho dân chúng hiểu và quan tâm đọc. Bác có một thói quen là thường đem những bài báo sau khi viết xong cho những người xung quanh nghe và góp ý, kể cả khi Người đã làm Chủ tịch nước. Văn phong của Bác thường ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu, dễ nhớ mà vẫn thể hiện những nội dung quan trọng cần truyền bá tới người dân.
 
Tháng 4/1959, tại Đại hội lần thứ II của Hội Nhà báo Việt Nam, Người chỉ rõ “Báo chí ta không phải để cho một số ít người xem, mà để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ”. Để báo chí luôn là diễn đàn của nhân dân, phục vụ nhân dân, Người khẳng định “Một tờ báo không được đại đa số (dân chúng) ham thích thì không xứng đáng là một tờ báo” và “Không riêng vì viết sách, viết báo, mà công tác gì muốn làm tốt đều phải coi trọng ý kiến của nhân dân”.
 
Hiện nay, đất nước ta ngày càng phát triển bền vững và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên các lĩnh vực, đòi hỏi cơ quan báo chí và những người làm báo tiếp tục phát huy truyền thống báo chí cách mạng, hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, luôn quán triệt quan điểm có tính nguyên tắc, đó là báo chí đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, nhà nước, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức, chính trị, xã hội, nghề nghiệp, là diễn đàn của nhân dân; tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới; đồng thời tiếp tục tuyên truyền và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, các nghị quyết chuyên đề của Trung ương và “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị 03/TW của Bộ Chính trị.
Theo Mic.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

.
.