Tìm kiếm tin tức

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 !

Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.113.838
Truy cập hiện tại 1.345
Cầu truyền hình đặc biệt “Hà Nội - Huế - TP Hồ Chí Minh nghĩa tình sắt son”
Ngày cập nhật 14/04/2015

Chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015), kỷ niệm 55 năm Lễ kết nghĩa ba thành phố Hà Nội - Huế - Sài Gòn, tối 11/4/2015, chương trình cầu truyền hình đặc biệt “Hà Nội - Huế - TP Hồ Chí Minh nghĩa tình sắt son” do Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Đài PT - TH Hà Nội, Đài PT - TH Thừa Thiên Huế tổ chức cầu truyền hình đặc biệt mang tên: “Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh nghĩa tình sắt son.

Tại 3 điểm cầu của ba thành phố kết nghĩa có sự tham dự của các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và lãnh đạo các địa phương, Các bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, tướng lĩnh, sỹ quan cao cấp, các đồng chí cựu chiến binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng, các nhân chứng lịch sử,   đại diện các gia đình chính sách, đại diện kiều bào Việt Nam ta ở nước ngoài cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Lãnh đạo ba thành phố tham dự chương trình

Chương trình là một trong những sự kiện đặc biệt nhằm ôn lại một chặng đường lịch sử của 3 miền Bắc - Trung - Nam, tấm lòng thủy chung, son sắt của hậu phương lớn miền Bắc "Tất cả vì miền Nam ruột thịt", tình nghĩa keo sơn, gắn bó thủy chung giữa 3 thành phố kết nghĩa Hà Nội - Huế - TP.HCM đã góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975 lịch sử.
 
 
ba thành viên của Tiểu đội 11 co gái Sông Hương giao lưu với chương trình
 
Chương trình đã tái hiện nhiều sự kiện lịch sử, những dấu ấn không thể nào quên trong ký ức đấu tranh gìn giữ chủ quyền của dân tộc. Suốt 40 năm qua, quân và dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; năng động, sáng tạo vượt qua nhiều khó khăn,thử thách đưa đất nước phát triển, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, xứng đáng với lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc của Người: "Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới". 
 
 
 
 
Các tiết mục tại điểm cầu Huế
 
Chiến thắng ngày 30/4/1975 là sự hội tụ sức mạnh của quân và dân cả nước, sức mạnh của đại đoàn kết của toàn dân tộc, trong đó có sự chi viện hết lòng của hậu phương lớn miền Bắc với tinh thần "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước". Thủ đô Hà Nội đại diện cho hậu phương lớn miền Bắc,  là trái tim, là niềm tự hào của cả nước trong giai đoạn kháng chiến trường kỳ gian khổ và cả trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay. Thừa Thiên Huế vùng đất cổ kính, hiền hòa, nên thơ đại diện cho miền Trung trung dũng, kiên cường trong kháng chiến, đối mặt với thiên tai, địch họa mà vẫn hiên ngang, son sắt vẹn thề.
 
 
Tiết mục tại điểm cầu Hà Nội
 
Trải qua thời kỳ lịch sử bị xâm lược, thủ đoạn chia cắt đất nước ta của thực dân, đế quốc chưa bào giờ đạt được mục đích. Dòng sông bến Hải - cầu Hiền lương chỉ là ranh giới tạm thời chia cắt trên thực tế địa lý, vỹ tuyến 17 không thể chia cắt được lòng dân hai miền Nam - Bắc, không lay chuyển được nghĩa tình thủy chung Hà Nội - Huế - Sài Gòn, những trái tim luôn cùng một nhịp đập, cùng dòng máu trên đất mẹ Việt Nam.
Cầu truyền hình trực tiếp diễn ra tại ba điểm cầu của đất nước với nhiều tiết mục phong phú, tái hiện lại quá trình 40 năm Bắc - Nam sum họp một nhà, với những thành tựu đổi mới đi lên của ba thành phố lớn. Những ca khúc hào hùng đi vào lòng người dân Việt Nam sẽ được cất lên trong các điểm cầu truyền hình mừng ngày hội lớn của dân tộc như: Đôi bờ Hiền Lương, Hát cho dân tôi nghe, Hà Nội - Huế - Sài Gòn, Bài ca thống nhất, hoạt cảnh: Năm cánh quân - tiến về Sài Gòn...
 
 
 
 
Các tiết mục tại điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh
 
Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, 3 người trong đội du kích 11 cô gái sông Hương nay còn sống là các o Hoàng Thị Nở, Nguyễn Thị Hoa và Chế Thị Mừng đã có dịp nói về lòng quả cảm của người dân miền Trung trong chiến đấu để mong có ngày thống nhất, đón Bác Hồ vào thăm.
Trong suốt hơn hai giờ đồng hồ, những thước phim tư liệu, những chia sẽ của các nhân chứng lịch sử, các nhà nghiên cứu, những kỷ vật từ bảo tàng đã tái hiện lại một phần lịch sử vinh quang của dân tộc, đưa khán giả đi từ cảm xúc đau thương của sự hy sinh, chia cắt đến tình cảm hạnh phúc vỡ òa trong miềm vui chiến thắng, Bắc - Nam sẽ lại về trong một nhà.  
Hằng Nguyễn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

.
.