Tìm kiếm tin tức

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 !

Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.098.253
Truy cập hiện tại 172
Sức hấp dẫn của văn hóa biển đảo
Ngày cập nhật 12/11/2014

 Người Việt Nam đã gắn bó với biển từ lâu đời, qua cách ứng xử riêng với môi trường biển đảo, tạo thành lối sống, nếp sống và sáng tạo ra các giá trị văn hóa. Những giá trị văn hóa vùng biển đảo là bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa dân tộc. Những giá trị của nó cần được bảo vệ và phát huy trong cuộc sống hôm nay.

 Văn hóa biển đảo Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trong nước và quốc tế cùng các tầng lớp nhân dân. Theo một nhà nghiên cứu, từ ngàn xưa, cư dân đất Việt đã gắn bó với biển và tạo nên một không gian văn hóa biển đảo mang đậm bản sắc. Các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, bãi biển, vũng, vịnh, khu bảo tồn thiên nhiên... tuyệt đẹp đã đóng góp một phần không nhỏ tạo nên bản sắc đó. Những di sản văn hóa ấy được bảo tồn, gìn giữ qua nhiều thế hệ, góp phần khẳng định chủ quyền thiêng liêng của người Việt Nam đối với biển đảo đất nước.

 
Các di tích trong không gian văn hóa biển đảo rất phong phú, đa dạng với đủ các loại hình, nhất là những di tích gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước trên biển đảo như: di tích Chiến thắng Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng), đình Quan Lạn và đền Trần Khánh Dư (Vân Đồn, Quảng Ninh)... Đến thời thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược nước ta, chúng đã chọn những hòn đảo xa đất liền như Côn Đảo, Phú Quốc để xây dựng nhà lao giam cầm các chiến sĩ cách mạng và ngày nay những nơi đó đã trở thành khu di tích lịch sử. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đã hình thành con đường Hồ Chí Minh trên biển tiếp tế vũ khí, quân trang quân dụng từ miền bắc vào cho đồng bào, chiến sĩ miền nam...
 
Bên cạnh giá trị văn hóa vật thể, biển đảo còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa phi vật thể. PGS, TS Đặng Văn Bài cho biết: Lễ hội truyền thống của các cư dân vùng biển đảo cổ súy tinh thần cố kết cộng đồng để hỗ trợ, hợp tác cùng nhau bám biển bảo vệ ngư trường cũng như chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Đó là các lễ hội gắn với nghề biển với các loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu như: Lễ nghinh Ông gắn với tục thờ cá Ông (cá voi), lễ hội Cầu Ngư, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, lễ hội đền Độc Cước đều cầu mong mưa thuận gió hòa. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) để tri ân những người lính hải đội Hoàng Sa từ hàng trăm năm trước đã vượt sóng gió ghi dấu mốc chủ quyền trên biển.
 
Tại cuộc hội thảo "Văn hóa biển đảo, bảo vệ và phát huy giá trị", theo ý kiến của nhiều chuyên gia, để phát huy các giá trị văn hóa vùng biển đảo, trước hết cần tuyên truyền phổ biến kiến thức về di sản văn hóa, từng bước nâng cao nhận thức của cộng đồng, huy động cao nhất các nguồn lực xã hội cho hoạt động quan trọng này, trong đó chú trọng công tác khảo cổ, khai quật. Từ các kết quả nghiên cứu, nên thường xuyên tổ chức trưng bày chuyên đề về văn hóa biển đảo và chủ quyền biển đảo Việt Nam, nhất là đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tiến tới xây dựng một bảo tàng biển. Một số học giả quan tâm vấn đề khảo cổ cũng mong muốn thành lập và đầu tư xây dựng một trung tâm khảo cổ học dưới nước có đủ sức nghiên cứu, khai quật kho báu di sản dưới lòng biển Việt Nam.
 
Khai thác du lịch biển đảo Việt Nam cũng là một hướng đi tích cực để phát huy giá trị biển đảo. Ngành "công nghiệp không khói" này vừa đóng vai trò quảng bá giá trị văn hóa biển đảo đến đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế, vừa góp phần phát triển kinh tế cải thiện đời sống cho cư dân vùng biển đảo.
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

.
.