Tìm kiếm tin tức

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 !

Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.104.494
Truy cập hiện tại 38
Văn hóa cần được đầu tư với vai trò là một ngành kinh tế trọng yếu trong cơ cấu kinh tế của đất nước
Ngày cập nhật 12/11/2018

Đại biểu Hoàng Thị Hoa (đoàn Bắc Giang) cho rằng, trước đây, khi nói về sức mạnh của mỗi quốc gia, người ta thường liên hệ đến thực lực kinh tế, quân sự, dân số đông... nhưng nay người ta nhắc đến nguồn lực của sức mạnh mềm, xuất phát từ văn hóa với các giá trị về mặt chính trị gồm hệ tư tưởng, thể chế, các chính sách đối nội, đối ngoại…    

Phát biểu tại Quốc hội sáng ngày 5/11, ĐB Hoàng Thị Hoa cho rằng, trước đây, khi nói về sức mạnh của mỗi quốc gia, người ta thường liên hệ đến thực lực kinh tế, quân sự, dân số đông hoặc nhiều nguồn tài nguyên, đất đai nhưng đến nay người ta nhắc đến nguồn lực của sức mạnh mềm, xuất phát từ văn hóa với các giá trị về mặt chính trị gồm hệ tư tưởng, thể chế, các chính sách đối nội, đối ngoại, các chính sách xây dựng nền kinh tế phát triển, đảm bảo hiệu ứng tốt cho lan tỏa, tạo sức hút của các quốc gia đối với các quốc gia cộng đồng khác.

Toàn cảnh kỳ họp Quốc Hội

Theo ĐB Hoàng Thị Hoa, chính sách ngoại giao là công cụ hiệu quả để tạo ra sức hấp dẫn cho một quốc gia nếu chính sách đó được coi là có uy tín và kèm theo các giá trị về đạo đức. Trong số các nguồn lực của sức mạnh mềm, văn hóa có vai trò quan trọng. Văn hóa biểu hiện sức sống, sức sáng tạo, sức mạnh tiềm năng và vị thế, tầm vóc của một dân tộc. Công nghiệp sáng tạo đòi hỏi phải thay thế tư duy cũ khi coi văn hóa chỉ nhận sự trợ cấp chứ không phải một ngành kinh tế có đầu tư sinh lợi nhuận. Do đó, văn hóa phải được coi là một bộ phận của nền kinh tế.

"Bởi vậy, các quốc gia trên thế giới đã và đang thay đổi tư duy về quản lý, đề ra những chính sách phát triển văn hóa. Trong chính sách đó, văn hóa được đầu tư với vai trò là một ngành kinh tế trọng yếu trong cơ cấu kinh tế của đất nước. Đổi mới tư duy về văn hóa sẽ đưa đến việc đầu tư có chính sách cụ thể, chiến lược nhằm phát triển kinh tế thông qua văn hóa. Lĩnh vực văn hóa không còn là lĩnh vực xếp cuối cùng trong danh sách đầu tư và xếp đầu tiên trong danh sách cắt giảm ngân sách", ĐB Hoàng Thị Hoa nêu.

Với Việt Nam, năm 2016 Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, là bước chuyển về thể chế quan trọng trong tiến trình phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo. Tuy nhiên, ĐB Hoàng Thị Hoa cho rằng, sự phát triển này chỉ thực hiện khi có cả ba yếu tố, đó là chính sách, vai trò sáng tạo của nghệ sĩ, tổ chức văn hóa nghệ thuật, sự phát triển của các doanh nghiệp. Đi kèm với đó là xây dựng nguồn lao động có tri thức, có kỹ thuật, có tay nghề và xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; Xây dựng văn hóa trong gia đình, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở, v.v..."Vì vậy, Chính phủ cần có những đánh giá, đi sâu phân tích để thực hiện thành công chiến lược này khi hiệp định được thực hiện, góp phần vào thành công trong hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng ở nước ta. Quan tâm đầu tư xây dựng nền văn hóa như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ từ hơn 70 năm về trước, đó là "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi", bà Hoàng Thị Hoa nhấn mạnh. 

Theo Cinet.vn (NN)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

.
.