Tìm kiếm tin tức

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 !

Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.092.609
Truy cập hiện tại 103
Một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngày cập nhật 22/12/2022

Thiết chế văn hóa là một trong những công cụ của Đảng và Nhà nước để lãnh đạo quần chúng, là cầu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa và xác định rõ vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm với không ngừng nâng cao văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, tạo nên sự phát triển đồng bộ giữa kinh tế và văn hóa, là điều kiện quyết định cho sự phát triển toàn diện và bền vững của xã hội.

 

Với chức năng, nhiệm vụ được giao, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh đã từng bước được hoàn thiện nhằm thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. Cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường đầu tư, cơ bản đáp ứng được nhu cầu luyện tập, biểu diễn và tổ chức hoạt động; cơ chế, chính sách đối với nguồn nhân lực được quan tâm, kinh phí hoạt động từng bước được nâng lên; nội dung, phương thức tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao thay đổi phù hợp với điều kiện thực tế, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần ở cơ sở, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thúc đẩy vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
 
 
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn bất cập, hạn chế như: việc xây dựng và đầu tư thiết chế chưa đạt mục tiêu đặt ra; chất lượng và hiệu quả hoạt động văn hóa, thể thao của các thiết chế văn hóa, thể thao chưa đồng đều, một số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự phát triển kinh tế-xã hội; đội ngũ cán bộ tác nghiệp văn hoá, thể thao cơ sở ở một số địa phương còn thiếu và yếu, nhất là ở cấp xã, phường, thị trấn do công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức; một số địa phương chưa quan tâm phân bổ đúng mức đối với nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và tổ chức hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; công tác tuyên truyền về vai trò của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở chưa được thực hiện thường xuyên; việc xây dựng và ban hành các chính sách phù hợp nhằm thu hút, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội hóa đối với hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở chưa được quan tâm đúng mức...
Để khắc phục những hạn chế, khó khăn và đồng thời khai thác hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, ngành văn hóa và thể thao, UBND  các địa phương phải thực hiện đồng bộ các giải pháp một số nội dung sau:
1. Trên cơ sở Quyết định số 20/2013/QÐ-UBND ngày 22 tháng 05 năm 2013 về việc phê duyệt quy hoạch thiết chế văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 8140/UBND-GD ngày 31/10/2019 về việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương nhằm phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, trong đó trọng tâm là đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật và bố trí nguồn nhân lực, kinh phí phù hợp để tổ chức hiệu quả các hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.
 
 
2. Đổi mới phương thức tổ chức, quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động của các hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở phù hợp với nhu cầu người dân tại địa phương và đáp ứng yêu cầu về phát triển văn hóa theo tinh thần Hội nghị văn hóa toàn quốc.
3. Thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu tại Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030, cụ thể:
- Bổ sung các chỉ tiêu cụ thể về xây dựng và phát triển hoạt động của thiết chế văn hoá, thể thao vào nội dung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đối với các địa phương đã phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trước thời điểm ban hành Quyết định số 2164/QĐ-TTg cần rà soát, điều chỉnh theo nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp cho phù hợp;
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, trang bị phương tiện chuyên dùng, đảm bảo kinh phí cho các hoạt động tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị; kinh phí duy trì bộ máy và các hoạt động nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ đối với thiết chế cấp tỉnh, huyện, xã. Đối với cấp thôn, hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động từ nguồn ngân sách của địa phương;
- Hướng dẫn, tổ chức các hoạt động tại thiết chế; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và trách nhiệm đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao, cộng tác viên cơ sở. Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động mỗi năm 2 lần cho cán bộ phụ trách Trung tâm Văn hóa, Nhà Văn hóa xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh. Trung tâm Văn hóa cấp huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các Nhà Văn hóa cấp xã, phường tổ chức tập huấn cho cán bộ phụ trách Nhà Văn hóa thôn, bản, tổ dân phố. Mỗi quý một lần các Trung tâm Văn hóa, Nhà Văn hóa cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức giao ban nghiệp vụ để phối hợp hoạt động và rút kinh nghiệm trong công tác của hệ thống Trung tâm Văn hóa, Nhà Văn hóa…
4. Xây dựng và nhân rộng các mô hình tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao tiêu biểu phù hợp với điều kiện sinh hoạt, phong tục tập quán, đặc điểm dân tộc, vùng miền, các nhóm đối tượng, lứa tuổi. Tổ chức nhiều loại hình câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí để thu hút người dân tham gia hoạt động tại hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở, đặc biệt ở cấp xã và thôn trên địa bàn.
5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm chuyển biến và nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành đoàn thể, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và người dân trong toàn xã hội về vai trò, vị trí, lợi ích của việc phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và tổ chức hoạt động của thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.
6. Xây dựng, ban hành cơ chế quản lý, tự chủ, định mức kinh tế kỹ thuật, cơ chế tính giá hoạt động của hệ thống Trung tâm Văn hóa, thể thao các cấp; chế độ ưu đãi đào tạo hạt nhân năng khiếu về văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, trong đó ưu tiên đối tượng là con em đồng bào các dân tộc thiểu số, nghệ nhân dân gian.
7. Tăng cường vai trò tự quản của cộng đồng dân cư, khuyến khích các tổ chức xã hội tham gia vào xây dựng và phát triển văn hóa cơ sở. Khuyến khích, hỗ trợ kinh phí và có chế độ thù lao cho các nghệ nhân để mở các lớp đào tạo, truyền dạy, hướng dẫn, sáng tạo các loại hình văn hóa, kiến thức khoa học kỷ thuật, để Trung tâm Văn hóa, Nhà Văn hóa thực sự là môi trường giáo dục xã hội chủ nghĩa ngoài nhà trường
8. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội hóa đối với hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở./.
 
 
 
Bài và ảnh Hằng Nguyễn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

.
.