Tìm kiếm tin tức

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 !

Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.093.187
Truy cập hiện tại 175
Xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam trong tình hình mới: Từ Nghị quyết Đại hội XIII đến hành động
Ngày cập nhật 13/12/2021

Tầm quan trọng của gia đình và giá trị của gia đình đối với mỗi cá nhân và quốc gia, dân tộc đã được Đảng ta khẳng định qua các kỳ Đại hội luôn đặt gia đình ở một vị trí ngang tầm với dân tộc và thời đại, "xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới".

Đảng, Nhà nước luôn đánh giá tầm quan trọng của gia đình
 
Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021, bà Trần Tuyết Ánh – Vụ trưởng Vụ Gia đình Bộ VHTTDL đã trình bày tham luận "Xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam trong tình hình mới: Từ Nghị quyết Đại hội XIII đến hành động". Trong đó Vụ trưởng Vụ Gia đình nhấn mạnh Đảng và Nhà nước luôn đánh giá vị trí cũng như tầm quan trọng của gia đình, được thể hiện trong nhiều văn kiện. Văn kiện Ðại hội XII của Đảng nêu rõ: "Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Xây dựng mỗi trường học thật sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người".
 
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định: "Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới". Ngày 24/6/2021, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới". Chỉ thị 06 nêu rõ: "Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, môi trường lưu giữ, giáo dục, trao truyền các giá trị văn hóa dân tộc cho các thành viên trong gia đình. Xây dựng gia đình hạnh phúc chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc, là vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc ta. Công tác xây dựng gia đình vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững đất nước".
 
Toàn cảnh Hội nghị toàn quốc về văn hóa 
 
Trước đó, ngày 21/2/2005, Ban Bí thư cũng đã ban hành Chỉ thị số 49/CT về "Xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" (Chỉ thị 49). Có thể nói, tiếp nối Chỉ thị 49, Chỉ thị 06 là văn bản quan trọng thể hiện tầm nhìn của Đảng về gia đình và công tác gia đình trong tình hình mới. Đồng thời, tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán, xuyên suốt và nhân văn của Đảng về xây dựng gia đình Việt Nam. Gia đình hạnh phúc là mục tiêu, là động lực của sự phát triển, là hạt nhân để xây dựng nước Việt Nam thịnh vượng, văn minh và giàu bản sắc. Hạt nhân gia đình chính là nơi hình thành, bồi dưỡng, giáo dục phẩm cách con người, cũng là nơi lưu giữ, trao truyền các giá trị văn hóa, nhân văn của quốc gia, dân tộc. Cùng với sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, các hệ giá trị tốt đẹp như: tình yêu thương, thủy chung, hiếu nghĩa, đức hi sinh, sự sẻ chia, mình vì mọi người - mọi người vì mình luôn được phát huy và gìn giữ trong các gia đình Việt Nam. Đây là nhân tố quan trọng để dân tộc Việt Nam vượt qua bao khó khăn, thử thách trong quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước độc lập, tự do và hạnh phúc - bà Trần Tuyết Ánh nhấn mạnh.
 
Trong những năm qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã chủ động xây dựng, ban hành và trình ban hành các Đề án, Chương trình nhằm tăng cường các giải pháp về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình phù hợp với tình hình hiện nay trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng; Nghị quyết số 33-NQ/TW về "xây dựng văn hóa và con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước"; Chiến lược Phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án Phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình Việt Nam…
 
Cùng với đó, Bộ VHTTDL cũng ban hành thí điểm bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình nguyên tắc chung là "tôn trọng, bình đẳng, yêu thương và chia sẻ" tại 12 tỉnh, thành phố trong 02 năm 2019-2020. Phong trào Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch; Xây dựng gia đình hạnh phúc; Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo; Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, đô thị văn minh; Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới.., kết quả từ thực hiện những phong trào này đã mang lại những hiệu ứng tích cực, giúp mỗi người thêm trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình. Sau gần 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, cũng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về kết quả thực hiện Mục tiêu "Kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam".
 
Tầm quan trọng của gia đình và giá trị của gia đình đối với mỗi cá nhân và quốc gia, dân tộc đã được Đảng ta khẳng định qua các kỳ Đại hội luôn đặt gia đình ở một vị trí ngang tầm với dân tộc và thời đại, "xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới".
 
Để chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống
 
Bà Trần Tuyết Ánh cũng thẳng thắn đưa ra bức tranh gia đình hiện nay: Trong bối cảnh chuyển đổi của Việt Nam hiện nay, sự xung đột giá trị giữa cũ - mới, truyền thống - hiện đại là một quá trình tất yếu. Tuy vậy, nếu không có định hướng phù hợp để điều chỉnh, quản lý sự xung đột này sẽ dẫn đến những hệ lụy hết sức khó lường. Việc chia sẻ và theo đuổi hệ giá trị quyết định đến quá trình thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình. Thực tế trong nhiều năm qua cho thấy một bộ phận gia đình Việt Nam đang gặp khó khăn với việc duy trì, thực hiện chức năng từ sinh sản, giáo dục, kinh tế cho đến tâm lý - tình cảm. Thậm chí, ở nhiều nơi, giá trị gia đình còn bị đảo lộn, dẫn đến sự khủng hoảng chức năng gia đình, từ đó dẫn đến đứt gãy về mặt giá trị, đạo đức và văn hóa truyền thống.
 
Bà Trần Tuyết Ánh, Vụ trưởng Vụ Gia đình -Bộ VHTTDL trình bày tham luận tại Hội nghị (ảnh; Nam Nguyễn)
 
Vì vậy, để chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Vụ trưởng Vụ Gia đình cho rằng các Bộ, ngành, địa phương cần có những hành động cụ thể, quyết liệt nhằm xây dựng gia đình Việt Nam đáp ứng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật về gia đình, thống nhất Ban Chỉ đạo công tác gia đình từ trung ương đến cơ sở để phát huy vai trò điều phối liên ngành và thực hiện các nhiệm vụ phối hợp liên ngành giữa các cơ quan TW và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được quy định, để thực hiện công tác gia đình, xây dựng hệ giá trị gia đình trong tình hình mới, đưa Nghị quyết ĐH XIII vào cuộc sống.
 
Cùng với đó là đổi mới và hoàn thiện việc giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, kết hợp với nhà trường và xã hội. Phát huy vai trò bảo tồn, nuôi dưỡng và lưu giữ và trao truyền các giá trị văn hóa của dân tộc từ gia đình, tạo nên sức mạnh đoàn kết, hun đút ý chí tinh thần dân tộc, phát triển đất nước. Đây không chỉ là nhiệm vụ của một ngành Văn hoá, gia đình, Thể thao và Du lịch mà cần sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành, sự chung tay kết hợp của cả hệ thống chính trị-xã hội toàn xã hội và ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng– Bà Trần Tuyết Ánh chỉ rõ trong tham luận.
 
Đầu tư cho công tác xây dựng gia đình là đầu tư cho phát triển bền vững, cho dù nền khoa học trên thế giới có phát triển tối tân và hiện đại đến đâu nhưng những giá trị như: giáo dục đạo đức, ứng xử văn hóa trong gia đình, tình cảm yêu thương gắn bó để vượt qua những trở ngại, gập ghềnh, những thăng trầm của cuộc sống, sự quan tâm chăm sóc, chia sẻ đùm bọc, động viên, khích lệ từ gia đình không gì có thể thay thế được.
 
Khát vọng phát triển đất nước hùng cường và giàu bản sắc văn hóa đã và đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết đối với sự nghiệp giáo dục nhân cách con người nói chung và giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình nói riêng. Có như vậy chúng ta sẽ có những con người có tầm vóc thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, có đủ trí tuệ, tài năng đưa nước ta hội nhập với nền văn minh của chung của nhân loại song vẫn giữ vững được đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc chính là nền tảng cơ bản, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để hiện thực hóa khát vọng Xây dựng hệ gia trị gia đình trong tình hình mới./.

 

Cổng Thông tin Điện tử Bộ VHTTDL (HN)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

.
.