|
|
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 !
|
Thống kê truy cập Truy cập tổng 3.094.489 Truy cập hiện tại 31
|
Bảo tồn, khai thác và phát huy vốn văn hóa truyền thống Ngày cập nhật 13/07/2016
Trong thời đại hội nhập và phát triển, việc bảo tồn, khai thác và phát huy vốn văn hóa truyền thống Việt Nam càng trở nên cấp thiết và quan trọng. Các nhà văn khu vực Sông Chảy là những người đã và đang có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển nền văn học khu vực sông Chảy nói riêng và văn học nghệ thuật Việt Nam nói chung…
Ngày 12/7, tại TP Hà Giang (Hà Giang), Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Chi hội Nhà văn Sông Chảy và Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Hà Giang tổ chức Hội thảo "Các nhà văn khu vực sông Chảy với công cuộc bảo tồn, khai thác và phát huy vốn văn hóa truyền thống".
Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang và một số ban, ngành của tỉnh; đại diện lãnh Hội Nhà văn Việt Nam cùng đông đảo văn-thi sĩ là Hội viên Chi Hội Nhà văn Sông Chảy, đến từ 4 tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai và Yên Bái.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhấn mạnh: Vùng văn hóa Sông Chảy là một “mỏ vàng” cho các văn nghệ sỹ khai thác, giới thiệu. Những nhà văn tham dự Hội thảo hôm nay là những người sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương, là những người đã gắn bó với miền núi từ khi còn trai trẻ, coi mảnh đất này là quê hương thứ hai. Trong các tác phẩm của nhà văn, miền núi và dân tộc luôn là nguồn cảm hứng, là đề tài bất tận để khai thác. Bằng tình yêu, niềm đam mê cháy bỏng và một nghị lực mạnh mẽ cùng sự cần mẫn trong lao động nghệ thuật, họ đã tạo cho mình một vị trí trong nền văn học Việt Nam đương đại.
Trong thời đại hội nhập và phát triển, việc bảo tồn, khai thác và phát huy vốn văn hóa truyền thống Việt Nam càng trở nên cấp thiết và quan trọng. Các nhà văn khu vực Sông Chảy là những người đã và đang có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển nền văn học khu vực sông Chảy nói riêng và văn học nghệ thuật Việt Nam nói chung…
Nhiều ý kiến trao đổi tại Hội thảo đã khẳng định: Chủ đề của cuộc Hội thảo lần này không chỉ của một vùng đất, một quốc gia mà là vấn đề của thời đại, mang tính toàn cầu. Trong thời đại ngày nay, mỗi dân tộc và quốc gia phải giữ gìn và phát huy thật tốt những bản sắc văn hóa riêng của mình thì mới hội nhập được với nhân loại.
Bên cạnh sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước và văn nghệ sĩ trong cả nước, thì căn cơ và hiệu quả nhất là chính các nhà văn dân tộc miền núi phải tự bảo vệ lấy tài sản vốn quý đặc trưng từng vùng miền.
Việc bảo vệ phải quan tâm cả văn hóa vật thể và phi vật thể; phải phát huy được vốn quý ấy trong đời sống hiện tại và cả trong tương lai thì di sản ấy mới trở thành truyền thống. Các nhà văn dân tộc miền núi cần được tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn và kiến thức văn hóa, để công tác bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa dân tộc ấy được thể hiện ở tầm vóc quốc gia và mang tính nhân loại.
Trong khu vực vùng dân tộc thiểu số vùng sông Chảy, những yếu tố “độc biệt” vẫn còn tồn tại phong phú mà nhà văn cần phải đi sâu tìm tòi, học hỏi để làm giàu cho trang viết của mình./.
Theo tạp chí Tuyên Giáo (HN) Các tin khác
|
|
|