Tìm kiếm tin tức

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 !

Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.094.537
Truy cập hiện tại 33
Nhiều kỳ vọng trong công tác quản lý lễ hội 2016
Ngày cập nhật 03/03/2016
Ảnh minh họa (nguồn: internet)

Việt Nam là một đất nước giàu truyền thống với những lễ hội đặc sắc, mang đậm bản sắc dân tộc. Chính bởi vậy, công tác quản lý lễ hội luôn là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu nhằm khơi dậy văn hóa dân tộc, giáo dục tinh thần đoàn kết, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, bảo đảm an toàn, tiết kiệm. 

Năm 2015- một năm có nhiều chuyển biến trong công tác quản lý lễ hội

Trong năm qua, công tác quản lý lễ hội đã có nhiều khởi sắc. Cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, Bộ VHTTDL đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo cho công tác quản lý được hiệu quả. Tiêu biểu trong đó, Bộ đã ban hành Quyết định 486/QĐ- BVHTTDL về tiêu chí, thang điểm đánh giá việc thực hiện công tác quản lý và tổ chức lễ hội dân gian, nhằm cụ thể hóa nội dung triển khai Chỉ thị số 41-CT/TW của Ban Bí thư TƯ Đảng về tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Công điện số 229/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lý, tổ chức hoạt động lễ hội năm 2015 góp phần tăng tính khách quan, hiệu quả trong việc đánh giá, phân loại công tác tổ chức, quản lý lễ hội dân gian ở các tỉnh, thành phố mùa lễ hội. Bên cạnh đó, tại các địa phương, hầu hết các lễ hội đã được tổ chức tốt, phù hợp với truyền thống văn hóa từng địa phương theo hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm. Công tác tuyên truyền về lịch sử di tích, ý nghĩa lễ hội, các quy định về nếp sống văn minh trong lễ hội được đẩy mạnh, tình trạng chen lấn, xô xát, các tệ nạn và việc đổi tiền mệnh giá nhỏ để hưởng chênh lệch trong di tích, lễ hội đã giảm đáng kể. Qua đó góp phần thực hiện tốt mục tiêu gắn kết các hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống với quảng bá hình ảnh đất nước, đáp ứng nhu cầu tâm linh và giải trí của nhân dân. 

Hầu hết các lễ hội đã được tổ chức tốt, phù hợp với truyền thống văn hóa từng địa phương theo hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm (nguồn: internet) 

Công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội cũng được Bộ VHTTDL và các Sở VHTTDL thực hiện theo đúng kế hoạch. Việc kiểm tra và thanh tra đột xuất, theo định kỳ giúp cho các cơ quan chuyên môn có thể đánh giá được khách quan và chính xác tình trạng quản lý tại các địa phương. Đồng thời việc đánh giá công tác tổ chức lễ hội trước, trong và sau lễ hội đã giúp kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm giúp các cơ quan chức năng kịp thời xử lý và có biện pháp khắc phục…
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, trong công tác quản lý lễ hội vẫn còn xuất hiện một vài hạn chế. Hiện nay, trong các lễ hội, số lượng du khách tăng đột biến làm nảy sinh nhiều bất cập trong công tác tổ chức, quản lý; một số lễ hội dân gian có hiện tượng pha tạp, vay mượn hoặc cải biên làm biến dạng nghi lễ, phai mờ bản sắc dân tộc. Hiện tượng đốt vàng mã không đúng nơi quy định, hạn chế trong công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác thải vẫn diễn ra tại một số lễ hội…
Nhiều kỳ vọng trong mùa lễ hội mới
Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được đồng thời khắc phục kịp thời những hạn chế còn tồn tại, năm 2016, Bộ VHTTDL sẽ tiếp tục tăng cường quản lý và tổ chức lễ hội một cách có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, Bộ yêu cầu giảm tần suất, quy mô tổ chức lễ hội, ngày hội; có các phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho nhân dân và du khách khi tham gia lễ hội; phối hợp với các ban, ngành đảm bảo an ninh, trật tự, tổ chức phân luồng, phân tuyến giao thông, đảm bảo an ninh trật tự. Các địa phương phải có kế hoạch bố trí bãi trông, giữ phương tiện giao thông phù hợp, tránh ùn tắc giao thông; niêm yết giá, bán đúng giá; … trong các lễ hội; quy định rõ trách nhiệm của các sở, ban, ngành, các địa phương đối với công tác quản lý, tổ chức lễ hội sẽ được thực hiện theo đúng văn bản và quy định cụ thể nhằm chấn chỉnh các hoạt động chưa phù hợp.
 
Mặt khác, việc tuyên truyền giáo dục phải được tiến hành bài bản với những nội dung mới, dựa trên những nguyên tắc và phương pháp mới. Qua đó, người dân mới có thể hiểu đúng và có đủ kỹ năng giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ trong công tác xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Lễ hội là một nét đẹp trong văn hóa dân tộc. Bởi vậy, hãy nên coi mỗi dịp chuẩn bị và tiến hành lễ hội là một dịp sinh hoạt tư tưởng, văn hóa trong Đảng, trong bộ máy chính quyền và trong nhân dân cả ở nơi sở tại và mọi cộng đồng dân cư. Cần tôn trọng dân, để dân tự do tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội nhưng vai trò người cầm trịch, hướng dẫn không thể buông lỏng, phó mặc. Từ đó, có thể góp phần định hướng cho mùa lễ hội 2016 phát triển theo định hướng nhân văn, khoa học. Với bước đệm thành công trong năm 2015 cùng sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cơ quan, Ban, ngành các cấp, công tác quản lý lễ hội năm 2016 hứa hẹn sẽ mang lại nhiều chuyển biến tốt, góp phần mang đến một mùa lễ hội thành công trong dịp xuân mới. 
Theo Cinet.gov.vn (HN)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

.
.