Tìm kiếm tin tức

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 !

Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.093.659
Truy cập hiện tại 218
Công tác tổ chức hoạt động văn nghệ quần chúng ở cơ sở
Ngày cập nhật 25/03/2014

 Cùng với những hoạt động văn hoá xã hội khác như xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa đối với những người có công với nước, phong trào thể dục thể thao, vui chơi giải trí ... Hoạt động văn hóa văn nghệ ở cơ sở là một trong những nhu cầu tất yếu của quần chúng là nhân tố quan trọng làm nên sức sống của một đơn vị văn hoá cơ sở. Hoạt động văn nghệ quần chúng thật đa dạng về nội dung lẫn hình thức, thể loại như : Ca múa nhạc, sân khấu, hội họa, thơ ca, hò vè, các câu lạc bộ nghệ thuật, các nhóm sở thích yêu văn học nghệ thuật của nhiều lứa tuổi thành phần tham gia .... Để công tác tổ chức quản lý cho quần chúng sinh hoạt lành mạnh, bổ ích góp phần nâng cao đời sống tinh thần của mọi người, công tác xây dựng đời sống văn hoá  ở cơ sở trong đó có văn nghệ quần chúng là một nhiệm vụ quan trọng của những người làm văn hoá thông tin trên địa bàn cấp xã, phường, thị trấn

 Những nội dung cơ bản của hoạt động văn nghệ quần chúng ở cơ sở cụ thể như sau :

 
+ Tổ chức chương trình ca múa nhạc tổng hợp.
+ Tổ chức chương trình biểu diễn sân khấu.
 
I. TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH CA MÚA NHẠC TỔNG HỢP
 
Chương trình ca múa nhạc tổng hợp : bao gồm nhiều tiết mục đơn lẻ được đạo diễn sắp xếp bố cục chặt chẽ, diễn ra theo một trình tự khoa học, gồm mở đầu, phần phát triển và kết thúc, nhằm thể hiện một chủ đề tư tưởng cụ thể.
- Loại chương trình có chủ đề thường được dùng trong các cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn, những ngày kỷ niệm quan trọng của địa phương, của đất nước, của các ngành các cấp ...
- Chương trình ca múa nhạc tổng hợp thường có sự tham gia của nhiều người nhiều đối tượng và thể loại  nghệ thuật khác nhau.
+ Độc tấu, hòa tấu nhạc cụ
+ Múa đơn, múa đôi - tốp múa.
+ Hát dân ca - hát mới - hoặc ca cảnh ...
Từ những thể loại múa khác nhau, căn cứ vào thực tế phong trào của đơn vị, yêu cầu của chương trình cần thể hiện. Người đạo diễn, tổ chức, dàn dựng thành một chương trình có bố cục chặt chẽ, có chủ đề rõ ràng. Đảm bảo tính hấp dẫn cho cả chương trình đưa ra công diễn phục vụ.
 
II. TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN SÂN KHẤU
 
Sân khấu là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, bao gồm nhiều thành phần và bộ môn nghệ thuật tham gia : tác giả, đạo diễn, họa sĩ, nhạc sĩ, hóa trang phục trang đạo cụ, âm thanh, ánh sáng ...
- Diễn viên là trung tâm của sân khấu - không có diễn viên không có nghệ thuật sân khấu.
- Khán giả quyết định sự tồn tại của sân khấu. 
Diễn viên - Khán giả - Đạo diễn và tác giả là 4 yếu tố cơ bản, hỗ trợ và có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời nhau để nghệ thuật sân khấu tồn tại và phát triển.
 
+ Quá trình tổ chức một vở diễn :
- Đạo diễn lựa chọn kịch bản.
- Tuyển lựa diễn viên - phân tích kịch bản - phân tích nhân vật - phân tích vai diễn.
- Hướng dẫn thoại lời.
- Dàn tập (vỡ hoang) trên sân khấu.
- Tập có đạo cụ, trang phục, có cảnh trí, âm thanh ánh sáng, khớp nhạc.
- Tổng duyệt : nghe ý kiến góp ý, chỉnh sửa hoàn thiện vở diễn.
- Công diễn phục vụ, tham gia liên hoan hội diễn ...
Đối với sân khấu không chuyên quá trình tổ chức  một vở diễn rất hiếm có đạo diễn nào thực hiện được yêu cầu và trình tự nêu trên, do :
- Không có quyền lựa chọn kịch bản, lựa chon diễn viên thường là (cây nhà lá vườn) có thế nào làm thế.
- Dàn tập (vở hoang) và lời thoại - phân tích nhân vật vở diễn - thường tiến hành cùng lúc trên sàn tập.
- Những phương tiện phục vụ cho vở diễn - hóa trang phục trang đạo cụ, âm thanh ánh sáng - thường tận dụng mức tối đa đơn vị hiện có.
+ Sân khấu không chuyên vẫn tồn tại và phát triển mạnh:
- Do sự quan tâm của cấp ủy Đảng - chính quyền địa phương
- Do sự tham gia nhiệt tình hết lòng của đông đảo quần chúng, hạt nhân phong trào.
* Những thế mạnh mà các đoàn chuyên nghiệp không có được : 
        - Tác giả viết kịch bản phản ánh sâu sắc những vấn đề nóng bỏng của địa phương.
- Đạo diễn biết "liệu cơm cắp mắm" biết liều lượng biết tận dụng mọi điều kiện  thuận lợi để hoàn thành tốt vở diễn.
- Diễn viên : biểu diễn chân thật nội tâm hết sức mình, gây cảm xúc thật đến khán giả
- Khán giả : là những bà con, anh em thân thiết đối với diễn viên với tiết mục thường rất hào hứng đến xem, dễ chấp nhận, bỏ qua khiếm khuyết của (cây nhà lá vườn).
 
+ Thế nào là một vở diễn sân khấu hay ? Căn cứ vào những tiêu chí sau :
- Chủ đề tư tưởng trong sáng.
- Cốt chuyện hấp dẫn.
- Tích cách nhân vật rõ ràng.
- Lời thoại giàu tích văn học tính hành động.
 
Những điều cơ bản nêu trên là hết sức cần thiết đối với những người làm công tác Sân khấu chuyên nghiệp và không chuyên, nó còn có tác dụng thiết thực giúp các nhà quản lý văn hoá văn nghệ có được những tiêu chí cần thiết để khi nhận xét, đánh giá một tác phẩm sân khấu, một cách công tâm chính xác.
 
Những tiêu chí nêu trên còn có tác dụng để chúng ta có điều kiện phân biệt giữa kịch bản sân khấu và chuyện thông tin mà làm lâu nhiều đơn vị, cá nhân thường hay nhầm lẫn.
 
Nghệ thuật sân khấu là nghệ thuật tổng hợp (là công nghiệp nặng) phải có nhiều đối tượng thành phần bộ môn nghệ thuật tham gia, thông qua vở diễn nó có tác động sâu sắc đến tâm lý, tình cảm của con người, để con người hướng đến giá trị chân thiện mỹ trong cuộc sống. Bởi vậy, rất cần đến sự quan tâm hơn nữa của các cấp các ngành. Động viên về tinh thần, đầu tư về kinh phí vật chất, thời gian luyện tập, có chế độ bồi dưỡng thỏa đáng cho lực lượng tác giả, đạo diễn, diễn viên, những người tham gia trực tiếp vào vở diễn. Có như vậy phong trào văn nghệ quần chúng, sân khấu không chuyên mới có điều kiện phát triển  phục vụ tốt đời sống văn hóa cơ sở./.
 
(Theo Sổ tay công tác VHTT – Cục Văn hóa cơ sở)
Xem tin theo ngày  

 

.
.