Đất nước ta vốn có nền vǎn hóa lâu đời trong đó có âm nhạc dân tộc cũng ra đời rất sớm. Nền vǎn hóa âm nhạc ấy phát triển liên tục trong suốt chiều dài lịch sử lúc thǎng, lúc trầm, lúc thịnh, lúc suy. Song từ chính cái thǎng , trầm, thịnh, suy ấy, cha ông ta đã tạo dựng được một nền âm nhạc truyền thống có nhạc ngữ riêng, có bản sắc riêng, phong phú về hình thức, đa dạng về thể loại. Có thể nói âm nhạc truyền thống Việt Nam như một phần không thể thiếu trong đời sống của mỗi người dân đất Việt, góp phần làm nên con người với đặc tính và đặc trưng riêng của văn hóa Việt Nam. Các loại hình nghệ thuật như các điệu lý, điệu hò, vè, chèo, cải lương, ví dặm, Ca Huế và các loại hình âm nhạc dân gian các dân tộc thiểu số khác là sản phẩm văn hóa do nhân dân sáng tạo ra và đã trở thành món ăn tinh thần, có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống của người dân các dân tộc Việt Nam nói chung, của mỗi vùng, miền nói riêng, hay nói cách khác, âm nhạc dân tộc là cái hồn của dân tộc Việt, là một phần không thể thiếu trong đời sống của mỗi người dân đất Việt, góp phần làm nên con người với đặc tính và đặc trưng riêng của văn hóa Việt Nam.
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, trong những năm qua việc bảo tồn, phát huy các các giá trị âm nhạc truyền thống luôn được Lãnh đạo tỉnh, Lãnh đạo ngành Văn hóa, Thể thao quan tâm. Liên hoan Dân ca Bình, Trị Thiên, Liên hoan Làng, Thôn, Bản, Tổ dân phố văn hóa, Ngày hội Văn hóa các Dân tộc thiểu số.. được tổ chức định kỳ trong những năm qua chính là phát huy, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ truyền thống .Bên cạnh đó, qua các các kỳ Festival Huế luôn có một chương trình đặc sắc được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị của nghệ thuật ca Huế, giới thiệu bản sắc độc đáo của nghệ thuật ca Huế; đồng thời quảng bá một sản phẩm văn hóa đặc sắc đến với du khách trong và ngoài nước..., các chương trình như thế luôn thu hút sự quan tâm, theo dõi của đông đảo công chúng trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, sự quan tâm đến đội ngũ các nghệ nhân, nghệ sĩ, họ là những di sản sống của nền âm nhạc dân tộc luôn được lãnh đạo tỉnh, và ngành Văn hóa, Thể thao chú trọng. Các Liên hoan Diễn xướng, Đàn và hát Dân ca 3 miền, Liên hoan Hát văn và Hát chầu văn do Cục Văn hóa cơ sở tổ chức trong thời gian vừa qua đã có sự tác động tích cực đến với đời sống văn hóa của công chúng. Qua các kỳ Liên hoan, thu hút đông đảo khán giả với đủ mọi lứa tuổi, từ đó tạo nên sự lan tỏa âm nhạc dân tộc đến mỗi người, đặc biệt là thanh, thiếu niên, từ đó giúp khán giả hiểu và biết nhiều hơn về giá trị âm nhạc truyền thống của dân tộc. Với ý nghĩa bảo tồn, phát huy giá trị âm nhạc dân tộc, đưa âm nhạc dân tộc thấm sâu vào đời sống của công chúng, nhất là lớp trẻ,nhân rộng, phát huy hết giá trị âm nhạc truyền thống quý báu qua các làn điệu dân ca của cha ông ta đã tạo dựng từ bao đời nay. Đó cũng là kênh tuyên truyền, quảng bá có hiệu quả các giá trị âm nhạc dân tộc, từ đó đưa âm nhạc dân tộc đi vào đời sống của mỗi người dân Việt Nam
Để phát huy các giá trị âm nhạc dân gian, giúp cho thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về giá trị âm nhạc truyền thống này, chúng ta cần có nhiều hơn nữa các chương trình nghệ thuật cộng đồng, các hội thi, hội diễn giành riêng cho thể loại âm nhạc truyền thống, để từ đó âm nhạc dân tộc càng có sức sống, sự lan tỏa, và ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người. Muốn giữ gìn và phát huy bản sắc vǎn hóa dân tộc, trước hết phải giữ gìn những tinh hoa truyền thống, trong đó có âm nhạc dân tộc, có như thế thì văn hóa các vùng, miền Việt Nam nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung không bị hòa tan trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay.