Tìm kiếm tin tức

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 !

Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.080.825
Truy cập hiện tại 343
Trung thu nhớ Bác
Ngày cập nhật 21/09/2021
Tết Trung Thu được biết đến là ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. 
Ngày Tết Trung Thu ở Việt Nam đã có từ rất lâu đời và theo lịch sử ghi chép lại thì đây là dịp mà vua Lý chọn làm ngày tạ ơn thần Rồng. Bởi lẽ theo quan niệm dân gian thì chính nhờ thần Rồng mà vụ mùa của dân chúng được bội thu, mưa thuận gió hòa, cuộc sống được ấm no và hạnh phúc.
 
Dù đã trải qua hơn 1000 năm nhưng ngày Tết Trung Thu vẫn được dân ta gìn giữ cho đế thời điểm hiện tại. Đây là dịp để gia đình cùng đoàn tụ và cảm nhận hương vị của tình thân, của sự sung túc. Bên mâm ngũ quả cùng những món ăn truyền thống, những thành viên trong gia đình sẽ cùng hàn huyên ôn lại những câu truyện cũ vào trao tay những món quà đầy yêu thương
Ở Việt Nam, Tết Trung thu thường được biết đến với một tên gọi phổ biến là Tết Thiếu nhi. Vào ngày này, các em nhỏ sẽ được thưởng thức những "đặc sản" mang đậm màu sắc truyền thống thông qua các hoạt động như: nhận quà, xem múa lân, rước đèn lồng và phá cỗ,...
Với tình yêu thương đặc biệt dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng, sinh thời không có Tết Trung thu nào mà Bác Hồ kính yêu không có thư và thơ cho các cháu, hoặc vui tết cùng các cháu.
Trung thu năm 1941, Bác viết:
    “Trẻ em như búp trên cành
    Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
 
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh đón các cháu thiếu nhi tại Phủ Chủ tịch trong ngày Tết Trung thu năm 1961. Ảnh: Tư liệu TTXVN
 
Đặc biệt, trung thu năm 1945 - trung thu đầu tiên nước nhà giành được độc lập, chỉ trong một tuần lễ, Bác đã hai lần gửi thư cho thiếu nhi cả nước.
Kể từ Tết Trung thu độc lập đó, dù bận việc, kháng chiến vẫn bộn bề và gian lao, nhưng chưa Trung thu nào Bác quên thơ mừng các em. Để rồi, Thơ chúc Tết Trung thu đã trở thành một trong những nét đặc sắc của thơ Bác.
Với niềm mong mỏi các cháu thiếu nhi chăm học và làm được nhiều việc tốt góp phần xây dựng và giữ gìn nền độc lập còn rất non trẻ của đất nước, Trung thu năm 1945, Bác viết:
    “Bác mong các cháu “cho ngoan”,
    Mai sau gìn giữ giang sơn Lạc-Hồng
    Sao cho nổi tiếng Tiên-Rồng
    Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam”
Những vần thơ Bác viết cho thiếu niên nhi đồng thường rất đỗi giản dị, dễ hiểu, dễ thuộc mà luôn chan chứa tình yêu thương của Người. Trung thu 1951, Bác viết:
    “Trung thu trăng sáng như gương
    Bác Hồ ngắm cảnh, nhớ thương nhi đồng
    Sau đây Bác viết mấy dòng,
    Gửi cho các cháu, tỏ lòng nhớ thương” 
 
Bác Hồ vui múa hát với các cháu thiếu nhi tại vườn Phủ Chủ tịch. Ảnh: Tư liệu TTXVN
 
Năm 1952, vẫn tình cảm vô yêu thương vô bờ, Bác viết: "Ai yêu các nhi đồng/ Bằng Bác Hồ Chí Minh?" và căn dặn các cháu: "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/ Tùy theo sức của mình", để mãi mãi xứng đáng "Cháu Bác Hồ Chí Minh" 
Là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình thương yêu đặc biệt cho các cháu thiếu niên, nhi đồng - thế hệ tương lai của đất nước.
Lòng thương yêu sâu sắc, bao la của Người đối với thiếu niên, nhi đồng là không gì có thể so sánh được. Đó vừa là tình cảm của một lãnh tụ cách mạng kiệt xuất vừa là của người ông kính yêu vô cùng gần gũi, tràn đầy yêu thương.
Đã hơn 50 năm Bác đi xa, nhưng tấm lòng yêu thương và những lời dạy của Bác vẫn luôn đồng hành cùng thiếu niên, nhi đồng cả nước, là di sản văn hóa vô giá của toàn Đảng, toàn dân và của thế hệ trẻ. Thiếu niên, nhi đồng cả nước đã và đang được Đảng, Nhà nước, các đoàn thể xã hội quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; tiếp tục thi đua học tốt để xứng đáng với danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”. 
 
Phương Thảo tổng hợp
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

.
.